Bếp – vật dụng không thể thiếu trong mỗi căn nhà và luôn song hành cùng các bà nội trợ để có được những bữa ăn ngon. Hiện nay, có rất nhiều loại
bếp cho bạn lựa chọn, từ bếp ga , bếp hồng ngoại, bếp từ, … nhưng không phải ai cũng biết hết được cách lựa chọn được loại bếp tốt và cách sử dụng
chúng được an toàn nhất. Các bà nội trợ hãy nhớ một vài nguyên tắc dưới đây để có được sự lựa chọn đúng nhất cho mình.
Mỗi loại bếp lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy trước khi mua bếp, bạn có thể tìm hiểu thêm đặc điểm riêng của từng loại để chọn lựa được loại
bếp phù hợp cho gia đình. Bếp ga có ưu điểm là dễ sử dụng, nấu được nhiều loại nồi. Một số mẫu bếp ga mới có ứng dụng công nghệ đầu đốt Inner burnner có
khả năng nấu nhanh hơn đến 20%, tiết kiệm gas đến 30% so với đầu đốt đặt nổi bên trên mặt bếp theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của
loại bếp ga là sử dụng năng lượng không triệt để, có hao phí ra môi trường và có độ rủi ro nhất định. Bếp từ lại có ưu điểm hơn bếp ga về mặt kiểu dáng
thời trang, nấu ăn nhanh và độ an toàn hơn hẳn bởi nguồn năng lượng không tác động trực tiếp lên mặt bếp, mặt bếp và nồi không quá nóng khi đang nấu. Không
“dễ tính” như bếp ga , bếp từ lại rất “kén” nồi nấu, chỉ dùng được nồi làm bằng sắt, thép hoặc chất liệu có từ tính. Bếp hồng ngoại lại có thể sử dụng được
rất nhiều loại nồi khác nhau, kể cả sành sứ nhưng bề mặt bếp nóng lên khi đun nấu nên độ an toàn không được như bếp từ.
Bên cạnh những ưu và nhược điểm, bạn cũng nên lựa chọn bếp dựa trên những yếu tố kỹ thuật như:
- Công suất phù hợp: Nếu gia đình bạn có khoảng 5 người thì chọn bếp công suất phù hợp, tối đa khoảng 3,5kW để tránh gây lãng phí gas.
- Có các vùng nấu khác nhau: bạn nên lựa chọn những loại bếp có 2 vùng nấu với công suất một vùng lớn hơn và một vùng nhỏ hơn, hoặc có thể thêm chế độ lửa
hâm (ninh).
- Có béc đốt và vòng chia lửa rời: để có thể dễ dàng vệ sinh bếp sau khi nấu nướng, bạn nên chọn loại bếp có béc đốt và vòng chia lửa rời. Béc đốt và vòng
chia lửa dễ bị bẩn, tắc nghẽn trong quá trình đun nấu khiến ngọn lửa cháy không đều, làm giảm hiệu quả đốt gas.
- Có van an toàn: van an toàn sẽ tự động đóng lại khi tắt bếp, để bảo đảm an toàn khi sử dụng và làm giảm độ thất thoát gas, bạn nên chọn loại bếp có van
an toàn.
- Mặt bếp có ốp kính men: để có thể tận dụng toàn bộ bế mặt bếp để nấu nướng, bạn hãy chọn loại có mặt bếp được ốp kính men. Nếu muốn đun lửa to, không cần
điều chỉnh mà chỉ cần để xa hay gần nguồn nhiệt là đuợc.
- Chọn hãng bếp uy tín: để hạn chế tốt nhất rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra và có được chế độ bảo hành, sửa chữa đầy đủ, các bà nội trợ nên mua bếp ga ở
những địa điểm lớn, tin cậy, có uy tín và thương hiệu
- Mặt kính: có nhiều loại mặt kính bếp từ cho bạn chọn lựa nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng mặt kính loại A, có chất liệu kính cường lực, có thể chịu được nhiệt độ cao ở mức 650 – 700 độ, kích thước mặt kính lớn. Hơn nữa, mặt kính bằng thủy tinh sẽ giúp nhiệt dung không bị lãng phí ra ngoài trong quá trình nấu.
- Mâm từ: chọn loại bếp có mâm từ lớn, bằng đồng chất lượng cao, ít lẫn tạp chất, loại tốt thường có 8 thanh, loại chất lượng kém hơn chỉ có 6 thanh. Bạn
cũng nên lưu ý đến chất lượng của bo mạch vì nó giúp cho việc sử dụng bảng điều khiển được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
- Công suất: bếp từ thường có công suất lớn, từ 1600 – 2200W, tùy theo từng hãng, nên bạn cần kiểm tra kỹ trước khi mua và sử dụng. Độ rộng của công suất
càng lớn sẽ cho phép bạn điều chỉnh các chế độ nấu khác nhau.
- Thời gian và chế độ bảo hành: với các sản phẩm của những hãng có uy tín, thời gian và chế độ bảo hành thường kéo dài. Hiện nay, hầu hết các hãng sử dụng
mức bảo hành thời hạn 1 năm, còn một số ít hãng áp dụng thời gian bảo hành 2 năm.
- Các chứng nhận chất lượng về sản phẩm: đối với các sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu, bạn nên xem các loại giấy chứng nhận như: CE – chứng nhận bắt buộc
đối với hàng sản xuất từ Liên minh Châu Âu, GS – chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm kỹ thuật với các yêu cầu an toàn theo Luật An toàn của Đức, CB – chứng
nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn quốc tế IEC, …
- Mâm nhiệt: bạn nên sử dụng loại bếp hồng ngoại có mâm nhiệt làm bằng bóng đèn halogen bởi bếp có tuổi thọ cao, linh kiện dễ dàng thay thế, có khả
năng giữ nhiệt tốt nên sẽ ít tốn điện hơn.
- Mặt kính: sự lựa chọn tốt nhất cho bạn là loại mặt kính Shott ceran (Vitroceramic) có mặt kính phủ gốm, có khả năng chịu lực, chịu nhiệt lên tới
900°C, chịu được sốc nhiệt và có độ chống xước cao, thường được nhập khẩu từ CHLB Đức. Ngoài ra còn có loại mặt kính K+ hoặc kính cường lực thường, tuy
nhiên chất lượng kém hơn mặt kính Shott ceran.
- Linh kiện: bạn nên chọn bếp được sản xuất từ những linh kiện của Đức để đảm bảo về chất lượng.
- Quạt tản nhiệt: nên chọn loại bếp có quạt tản nhiệt to hoặc nhiều quạt thì khi bếp hồng ngoại hoạt động thì các vi mạch trong bếp được bền hơn. Hệ
thống quạt tản nhiệt của các loại bếp hồng ngoại nhập khẩu nguyên chiếc của Châu Âu thường khá nhỏ, ít hơn số bếp. Nhưng các loại bếp được lắp ráp qua
nước thứ 3 thì thường mỗi bếp có 1 quạt tản nhiệt, với kích thước khá to.
- 1 loại bếp mới xuất hiện trên thị trường với nhiều tính năng ưu việt tiết kiệm
nhiệt năng tia hồng ngoại có nhiệt độ cao lên đến trên 600 độ C, gấp đôi bếp ga thông thường vì vậy nấu chín nhanh hơn,
tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm tiền ga. Theo thống kê có thể tiết kiệm khoảng 20 đến 30% lượng ga so
với bếp ga thông thường.
-
THUẬN TIỆN: bề mặt bếp đỏ như một ngọn than hồng, vì vậy có thể nướng thực phẩm như: bắp, khoai, hải sản, thịt,….rất ngon và an toàn vì
không hôi ga.